Vẫn bài toán đổi mới phương thức đào tạo cho sinh viên

Vẫn bài toán đổi mới phương thức đào tạo cho sinh viên

Đổi mới phương pháp dạy và học theo tín chỉ là chủ đề đã được thảo luận từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiểu và thực hiện tốt được vấn đề này không phải là chuyện đơn giản. Việc đổi mới phương pháp dạy và học trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đối với các trường đại học nói chung và trường Đại học Đông Á nói riêng khi thực hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bài tham luận này nhằm trao đổi với các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy khi nhà trường chuyển sang đào tạo theo tín chỉ.

Đổi mới phương thức học tập cho sinh viên trong thời đại công nghệ 4.0

Trước hết, chúng ta hãy đề cập đến việc vì sao phải đổi mới đổi mới phương pháp và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm mục đích gì? Rõ ràng việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một đòi hỏi của thực tế khách quan và không nhằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Nếu chúng ta quan niệm rằng đào tạo cũng là một loại hình dịch vụ trong đó sản phẩm là những con người đáp ứng được những yêu cầu về nhân lực có trình độ cao của xã hội thì rõ ràng sản phẩm của đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố như chương trình đào tạo, môi trường đào tạo, đào tạo các kỹ năng mềm,.. nhưng một điều đóng vai trò quan trọng hàng đầu là phương pháp đào tạo. Có một thực tế là ở Việt Nam, trong các bậc học phổ thông thì khả năng tư duy và trình độ của học sinh Việt Nam không thua kém các nước tiên tiến trên thế giới nhưng lên các bậc học cao hơn ở đại học và sau đại học thì trình độ của sinh viên Việt Nam lại không bằng sinh viên của các nước tiên tiến trên thế giới. Điều đó có rất nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân khá quan trọng là phương pháp giảng dạy của nước ta chủ yếu là đọc giảng, cách truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến phương pháp học tập của sinh viên rất thụ động, không đào tạo và tập cho sinh viên thói quen tự học, tự nghiên cứu và tư duy sáng tạo, một điều cực kỳ quan trọng trong việc phát triển của sinh viên về sau. Như vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học là một đòi hỏi của thực tế khách quan đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực.

70% giờ học trên lớp và 30% học online

Từ năm 2009 trường ĐH Bách Khoa HN bắt đầu triển khai chương trình đạo tạo theo tín chỉ, theo đó giảng viên sẽ phải lên lớp khá nhiều, không có thời gian nghiên cứu các chuyên môn cũng như bồi dường nghiệp vụ. Đồng thời sinh viên mặc dù được chọn môn học, chọn thời gian học để phù hợp với các công việc cá nhân hay làm thêm, thế những tình trạng sinh viên không đến lớp vẫn xảy ra thường xuyên. Vậy làm thé nào để giảm tải cho các thầy mà vẫn đảm bảo chất lượng đồng thời khuyến khích, sinh viên học tập hơn?

Sống và làm việc trong thời đại công nghệ 4.0 chúng ta phải làm thế nào để dung hòa với cách sống cách làm việc cũ và tận dụng được tối đa ưu điểm mà công nghệ 4.0 mang lại. Theo đó ban lãnh đạo nhà trường  chuyển sang phương pháp dạy hỗn hợp nghĩa là kết hợp dạy học trực tuyến và dậy trên lớp. Theo đó, sinh viên sẽ có 70% thời gian học trên lớp và 30% học online, Việc này đạt được hai mục tiêu là sinh viên thuận lợi hơn, và giảng viên có thể làm việc ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải lên lớp. Như vậy không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ mặc sinh viên tự nghiên cứu hoàn toàn mà sẽ luôn có phần tương tác giữa giảng viên và sinh viên để mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dậy và học. Trường Đại học bách khoa HN sẽ bắt đầu triển khai thí điểm phương pháp học này bắt đầu vào học kỳ hè năm 2018 sau đó sẽ có những đánh giá cụ thể và triển khai đại trà trên toàn trường.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập, chính vì thế, ngoại ngữ là một phần không thể thiếu. Thế nhưng qua khảo sát, có rất nhiều sinh viên thi tới hơn chục lần vẫn chưa đạt được toeic 450 đây là con số đáng báo động về việc dậy và học ngoại ngữ của sinh viên Việt . Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp đào tạo là vô cùng cần thiết.

5 (100%) 2 votes
Return to top of page